Chính phủ Pháp do Tổng thống Macron đứng đầu đã sử dụng các quy định của hiến pháp để né tránh Quốc hội nhằm ép buộc thông qua dự luật cải cách lương hưu. Động thái này không chỉ dẫn đến đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát mà còn khiến đảng đối lập phát động bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Ông Macron đối mặt với kiến nghị bất tín nhiệm
Reuters đưa tin, để dự luật cải cách lương hưu của Pháp được thông qua, Chính phủ Pháp do ông Macron đứng đầu đã tuyên bố sử dụng Điều 49.3 của Hiến pháp trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng của Quốc hội, để mạnh tay thông qua dự luật cải cách này trong tình huống chấm dứt tranh luận của Quốc hội mà không cần bỏ phiếu. Bởi vì dự luật này gây rất nhiều tranh cãi, mặc dù nó có thể đảm bảo cải cách tài chính của Pháp mà ông Macron tin tưởng, nhưng có thể phải trả giá đắt về chính trị.
Về việc Chính phủ Macron né tránh Quốc hội Pháp để cưỡng ép thông qua dự luật cải cách lương hưu, lãnh đạo các đảng đối lập và công đoàn Pháp cho rằng cải cách của Chính phủ Pháp là phi dân chủ.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã bị la ó khi tuyên bố rằng Chính phủ sẽ viện dẫn Điều 49.3 của hiến pháp, để cho phép thông qua dự luật cải cách lương hưu mà không cần bỏ phiếu thông qua.
“Đây là một cuộc đảo chính dân chủ” bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Rassemblement National (Mặt trận Quốc gia, RN) của Pháp, nói với giới truyền thông.
Hãng tin AFP cho biết, đảng đối lập Pháp đã phát động kiến nghị bất tín nhiệm chống lại việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cưỡng ép thông qua dự luật cải cách lương hưu.
Một kiến nghị bất tín nhiệm do nghị sĩ Pháp Bertrand Pancher đưa ra đã được liên minh NUPES cánh tả và các nghị sĩ độc lập cùng ký tên. Ông Bertrand Pancher nói: “Biểu quyết bất tín nhiệm sẽ giúp chúng ta thoát khỏi một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc.”
Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp (RN) đã tuyên bố rằng họ sẽ ủng hộ kiến nghị bất tín nhiệm của ông Pancher.
Kiến nghị bất tín nhiệm dự kiến sẽ được bỏ phiếu trước ngày 22/3. Kiến nghị bất tín nhiệm cần được khoảng một nửa đảng viên Cộng hòa cánh hữu ủng hộ, nếu không khả năng thông qua bỏ phiếu là không cao.
Báo cáo cho biết Chính phủ Pháp do ông Macron đứng đầu, dự kiến sẽ vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
BBC News đưa tin, tại trung tâm Paris, những người biểu tình phản đối dự luật cải cách lương hưu do Chính phủ Pháp thúc đẩy lại đụng độ với cảnh sát. Hàng ngàn người biểu tình đã tụ tập để phản đối việc chính phủ Pháp áp đặt dự luật cải cách lương hưu, một số ném pháo vào cảnh sát; cảnh sát đã đáp trả bằng cách sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình.
Trên quảng trường Place de la Concorde, cách quốc hội Pháp không xa, cảnh sát đã bắt giữ hàng chục người biểu tình.
Trong ngày 17/3, các cuộc biểu tình phản đối dự luật cải cách lương hưu của Chính phủ Pháp cũng diễn ra tại các thành phố khác của Pháp như Bordeaux, Toulon và Strasbourg.
Một người biểu tình nói: “Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc”.
Một người biểu tình khác cho rằng việc thông qua dự luật cải cách lương hưu mà không có biểu quyết tại Quốc hội Pháp là phủ nhận nền dân chủ và hoàn toàn phớt lờ các cuộc biểu tình đã diễn ra trên đường phố Pháp trong vài tuần qua.
Công đoàn Pháp tổ chức đình công lớn phản đối dự luật cải cách lương hưu
Tổng hợp báo cáo tin tức từ AFP, Reuters và truyền thông Pháp, cải cách hệ thống lương hưu do Chính phủ Pháp do ông Macron đứng đầu đề xuất sẽ tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64, và hy vọng sẽ được Quốc hội thông qua trước cuối tháng Ba. Các công đoàn lớn của Pháp sẽ tổ chức luân phiên các cuộc đình công và biểu tình, để gây áp lực lên các nhà lập pháp trong quốc hội, các hoạt động này có thể kéo dài nhiều ngày, bao gồm cả các ngành nghề công nghiệp như nhà máy lọc dầu và vận tải đường sắt.
Vào ngày 7/3, hầu hết các phương tiện giao thông đường sắt ở Pháp đã ngừng hoạt động, nguồn cung cấp nhiên liệu cũng bị gián đoạn và các trường học phải đóng cửa.
Các công đoàn chính của Pháp cho biết trong một tuyên bố chung: “Đồng tâm hiệp lực … Hãy để nước Pháp dừng lại!” Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông, ông Frédéric Souillot, chủ tịch công đoàn FO, cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục (đình công biểu tình) cho đến khi các cải cách (hệ thống lương hưu) được rút lại.”
Ông Laurent Berger, Tổng Thư ký Liên đoàn Công đoàn Dân chủ Pháp (CFDT), nói với đài phát thanh France Inter: “Tôi kêu gọi tất cả công nhân, công dân và người về hưu trên toàn quốc phản đối cải cách lương hưu, tiến hành kháng nghị trên quy mô lớn. Tổng thống không thể bịt tai không nghe các cuộc biểu tình. Ngày nay có một phong trào xã hội lớn… phải có một phản ứng chính trị.”
Những người thu gom rác tái chế và tài xế xe tải cũng tham gia cuộc đình công, một dấu hiệu cho thấy các cuộc biểu tình ở Pháp đang lan rộng ra nhiều lĩnh vực hơn. Giống như các cuộc đình công trước đó, sản xuất điện bị giảm, việc cung cấp nhiên liệu bị gián đoạn và các nhà máy lọc dầu đóng cửa, nhiều giáo viên đã từ chức. Ngày 31/1, các cuộc đình công và biểu tình phản đối kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu được tổ chức trên khắp nước Pháp có tính tương tác, với hơn 1,27 triệu người tham gia.
Reuters đưa tin, Thượng viện Pháp do đảng Cộng hòa bảo thủ Les Républicains chiếm chủ đạo đã bỏ phiếu vào ngày 9/3 để thông qua một điều khoản quan trọng của Điều 7 nâng tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổi. Có 201 thượng nghị sĩ bỏ phiếu thuận và 115 phiếu phản đối. Đây là thắng lợi đầu tiên của ông Macron trong việc thúc đẩy dự luật cải cách hệ thống lương hưu của Pháp.
Chính phủ Pháp hy vọng Quốc hội sẽ thông qua kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu vào cuối tháng Ba. Do liên minh cầm quyền của ông Macron không chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc hội, do đó sẽ cần giành được sự ủng hộ của hàng chục nghị sĩ bảo thủ.
Thiên Thanh, Vision Times