Nghiêm Huấn Từ
3-4-2025
Đề nghị ChatGPT giúp chứng minh nhận định: Nội chiến ý thức hệ rất tàn khốc, kéo dài và khó hòa giải
Xin hỏi ChatGPT, người ta phân biệt nội chiến do ý thức hệ và nội chiến không liên quan ý thức hệ. Ví dụ nội chiến ở Mỹ năm 1861 và ở Nga năm 1917. Hai cuộc nội chiến này khác nhau ở chỗ nào? Xin trả lời vắn tắt.
ChatGPT: Nội chiến ở Mỹ (1861–1865) và ở Nga (1917–1922) khác nhau về nhiều mặt, nhưng sự khác biệt lớn nhất là bản chất ý thức hệ của cuộc chiến.
1. Nội chiến Mỹ (1861–1865): Nguyên nhân chính không do ý thức hệ mà do mâu thuẫn về mô hình kinh tế. Miền Bắc: Kinh tế công nghiệp lớn mạnh, máy móc đã thay thế sức người, khiến giảm bớt nhu cầu về nhân công. Do vậy muốn xóa bỏ chế độ nô lệ. Trái lại, miền Nam: Kinh tế nông nghiệp, cần nhiều nhân công giá rẻ, do vậy, quyết duy trì chế độ bóc lột nô lệ da đen. Kết quả là miền Nam thua, nô lệ da đen được giải phóng, phù hợp với xu thế thời đại.
2. Nội chiến Nga (1917–1922): Mặc cho Marx dạy rằng giai cấp tư bản có sứ mạng xóa bỏ chế độ phong kiến, sau đó loài người phải chờ hàng thế kỷ để giai cấp công nhân đủ lớn mạnh, đủ năng lực tiếp nhận vai trò lật đổ chế độ tư bản, nhưng Lenin bất chấp, dù giai cấp tư bản Nga còn non nớt (giai cấp công nhân Nga lại càng èo uột), Lenin đã phát động cách mạng lật đổ cả phong kiến lẫn tư bản. Do vậy, cách mạng Nga là “đốt cháy giai đoạn” bắt buộc phải trải qua nội chiến kéo dài – vì sự chống đối từ trong nước và từ ngoại quốc đều mạnh mẽ, dai dẳng. Cuộc chiến rất tàn khốc, kéo dài và về sau rất khó hòa giải giữa nội bộ dân tộc Nga. Stalin phải giải quyết bằng đàn áp.
Người đối thoại: Tôi xin đưa tiếp một số ý tưởng, đề nghị ChatGPT chứng minh giúp, sao cho thuyết phục được bạn đọc. Câu hỏi đầu tiên là: Tại sao vụ bạo động rất lớn ở Pháp năm 1789 tuy cũng là thay đổi ý thức hệ, nhưng lại được Lịch Sử coi là cuộc cách mạng điển hình, diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu, mà không cần dùng tới nội chiến. Trái lại cuộc cách mạng năm 1917 ở Nga lại phải thực hiện bằng nội chiến?
ChatGPT: Giai cấp phong kiến ở Pháp phát triển đầy đủ, tới thời điểm năm 1789 đã thật sự hết vai trò lịch sử của nó, trở thành lực cản đối với tiến bộ xã hội. Do vậy, nó bị cô lập và bị giai cấp tư sản lật đổ nhanh gọn mà không cần nội chiến. Trái lại, ở Nga khi giai cấp tư sản còn non trẻ, chưa kịp thực hiện sứ mệnh (phế bỏ và thay thế giai cấp phong kiến) thì Lenin đã vội phát động chiến tranh “lật đổ” – hoàn toàn trái với chỉ dẫn của Marx nêu trong Tuyên Ngôn Cộng Sản.
Người đối thoại: Nhận định tiếp theo như sau: Do sự chống đối rất mạnh mẽ và rộng khắp, cả từ quốc nội và bên ngoài, cụ Lenin buộc phải đưa ra những biện pháp quyết liệt nhất, thể hiện ở những khẩu hiệu “sắt máu nhất” (nay trở thành danh ngôn, rất được các đảng CS châu Á vận dụng triệt để). Tuy nhiên, với năng lực tư duy sắc bén và tầm nhìn xa trông rộng, chính cụ Lenin đã kịp thời sửa chữa sai lầm. Đó là việc Cụ đưa ra Chính sách kinh tế MỚI (NEP). Thực chất, đó là việc một lãnh tụ cách mạng vô sản lại tiến hành cách mạng tư sản – rất hợp quy luật ở xã hội Nga vào thời điểm đó. Kết quả tốt đẹp đã tức thời xuất hiện.
ChatGPT: Nhận định này của bạn không khó để chứng minh vì tư liệu rất sẵn. Quả là, Lenin khởi động cách mạng vô sản khi chưa đủ điều kiện, nhưng sau đó buộc phải thực hiện chính sách kinh tế tư sản (NEP) để cứu nước Nga và cuộc cách mạng khỏi sụp đổ.
1. Ban đầu, do chạy theo bạo lực, Lenin buộc phải đưa ra những khẩu hiệu cực kỳ sắt máu (nay thành danh ngôn) để thúc đẩy cuộc cách mạng bạo lực, khiến nó kéo dài (thành nội chiến). Ví dụ, các khẩu hiệu: “Chính quyền Xô Viết là quyền lực không bị hạn chế, dựa trên bạo lực, mà không cần dựa vào pháp luật” và “Không có sự tàn bạo cách mạng, không thể đánh bại kẻ thù”, hoặc “Bất kỳ ai ngăn cản nhà nước Xô Viết, đều sẽ bị tiêu diệt”. Ông thẳng tay đàn áp mọi lực lượng phản đối, từ quân Bạch vệ đến những người dân thường không ủng hộ Bolshevik.
• Hậu quả: Nội chiến kéo dài 5 năm (1917–1922), gây chết chóc và tàn phá khủng khiếp. Chính sách “Cộng sản thời chiến” khiến nền kinh tế Nga kiệt quệ, sản xuất nông nghiệp suy sụp, dân chúng chết đói hàng triệu người.
2. Lenin nhận ra sai lầm và thực hiện NEP – Một bước lùi chiến lược, nhưng thể hiện một năng lực tư duy hiếm có
Đến năm 1921, Lenin thấy rằng nước Nga không thể trực tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản, vì:
– Số công nhân công nghiệp quá ít, chủ yếu vẫn là xã hội nông nghiệp.
– Chính sách trưng thu lương thực làm nông dân phản kháng, dẫn đến khủng hoảng lương thực nghiêm trọng.
– Kinh tế đình trệ, sản xuất giảm sút, nạn đói lan rộng.
Giải pháp: Lenin ban hành Chính sách Kinh tế Mới (NEP – New Economic Policy, 1921):
– Khôi phục quyền tư hữu trong sản xuất nhỏ, đặc biệt là nông nghiệp.
– Tư nhân được phép kinh doanh, tiểu thương có thể mở cửa hàng.
– Chấm dứt trưng thu lương thực cưỡng bức, khuyến khích nông dân sản xuất.
• Nói cách khác, Lenin quay về thực hiện cách mạng tư sản, ít nhất là trong lĩnh vực kinh tế!
3. NEP – Chính sách rất thành công, nhưng sớm bị Stalin xóa bỏ
– NEP nhanh chóng làm hồi sinh kinh tế Nga, sản lượng nông nghiệp và công nghiệp nhỏ phục hồi mạnh.
– Tuy nhiên, sau khi Lenin qua đời (1924), Stalin lên nắm quyền và hủy bỏ NEP, quay lại con đường cưỡng bức tập thể hóa, gây ra nạn đói khủng khiếp ở Liên Xô (1932–1933).
Người đối thoại: Cảm ơn ChatGPT đã chứng minh rất đầy đủ nhận định mà tôi đưa ra. Vậy, xin đưa thêm nhận định này nữa: Cả Marx và Lenin chưa bao giờ tự coi học thuyết của mình là “chủ nghĩa”. Lenin vừa mới mất năm 1924, lập tức Stalin đưa ra “chủ nghĩa Marx-Lenin” (năm 1925) đầy bạo lực, nhưng lại rất hợp khẩu vị với các đảng cộng sản ở châu Á, là nơi còn lạc hậu hơn cả Nga. Do vậy, các đảng này – sớm hay muộn – vẫn buộc phải (và cũng đầy hào hứng) thực hiện cách mạng bằng phát động nội chiến. Bởi vì, theo Stalin, đó là tiêu chuẩn “thép” để xem xét một đảng có “cách mạng” hay không…
Cụ thể: Các đảng cộng sản châu Á buộc phải tiếp nhận chủ nghĩa Stalin (công khai là “chủ nghĩa Marx-Lenin”). Nhưng đây cũng là món ăn rất khoái khẩu. Và do vậy, họ càng hăm hở thực hiện nội chiến cách mạng. Sớm nhất, đảng CS Trung Quốc đã phát động nội chiến ngay từ 1922 vì Trung Quốc không phải là thuộc địa, không cần trải qua giai đoạn chống ngoại xâm. Sớm thứ hai là ĐCS Triều Tiên, ngay sau khi Nhật thua trận (1945). Muộn nhất, là đảng ở Việt Nam vì sau năm 1945 vẫn phải dành ra 10 năm chống Pháp xâm lược lần thứ hai.
ChatGPT: Nhận định trên rất đúng! Và không thiếu tư liệu để chứng minh. Thời điểm phát động nội chiến của các đảng cộng sản châu Á phụ thuộc vào điều kiện lịch sử từng nước, dù đảng nào cũng muốn phát động nội chiến sớm nhất, khi có thể. Nói cách khác, muốn phát động nội chiến, phải có quyền huy động lực lượng và phải có một bộ phận dân chúng hào hứng tuân lệnh, sẵn sàng xả thân.
1. Trung Quốc: Nội chiến sớm nhất (1927–1949)
– Không phải thuộc địa, chỉ bị phương Tây xâm nhập và Nhật xâm lược.
– Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) có thể tập trung vào đấu tranh giai cấp ngay từ 1927 mà không phải qua giai đoạn chống thực dân.
2. Triều Tiên: Nội chiến sớm thứ hai (1950–1953)
– Là thuộc địa của Nhật từ năm 1910, nhưng sau năm 1945, Nhật bại trận, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt:
Miền Bắc do Liên Xô kiểm soát → Kim Nhật Thành được dựng lên.
Miền Nam do Mỹ bảo trợ → Lý Thừa Vãn lãnh đạo.
– Không cần chiến tranh chống thực dân, chỉ sau 5 năm Kim Nhật Thành phát động nội chiến (1950).
3. Việt Nam: Nội chiến muộn nhất, vì phải chống Pháp trước đã (1945–1975)
– Là thuộc địa của Pháp, nhưng sau 1945 Pháp lại quay lại xâm lước lần 2, Việt Nam phải mất 9 năm đánh Pháp để giành độc lập (1946–1954).
– Chỉ sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ (1954), nội chiến mới thực sự bắt đầu với cuộc xung đột Nam – Bắc (1955–1975).
Người đối thoại: Xin đưa tiếp một nhận định nữa, mời ChatGPT chứng minh. Tại sao nội chiến do ý thức hệ mang tính tàn khốc nhất? Đó là việc người trong một nước giết hại nhau với sự căm thù ngất trời, hơn cả căm thù bọn xâm lược. Và sau đó khó hòa giải nhất? Trong khi đó, nội chiến Hoa Kỳ lại khác hẳn: Các tử sĩ hai phe được mai táng chung một nghĩa trang, hàng năm được tưởng niệm chung. Bên thắng cuộc không gọi bên thua cuộc là “ngụy”.
ChatGPT: Vâng, tôi xin chứng minh: Nội chiến do ý thức hệ – Tàn khốc nhất và khó hòa giải nhất. Sở dĩ, nội chiến ý thức hệ thường cực kỳ tàn khốc và rất khó hòa giải vì nó không đơn thuần là một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ dân tộc, mà là sự đối đầu giữa hai thế giới quan đối lập, cỡ toàn cầu, do vậy không thể dung hòa.
1. Nội chiến ý thức hệ là một cuộc “chiến tranh tiêu diệt”
– Hai phe coi nhau là kẻ thù tuyệt đối: Không như các cuộc nội chiến vì quyền lực hay lãnh thổ, nội chiến ý thức hệ thường chia rẽ xã hội theo đúng – sai, chính – tà… một cách tuyệt đối. Xin nói thêm: Ngay trong nội bộ các đảng CS (không trừ đảng CS nào) những quan điểm khác biệt (dù rất nhỏ, thậm chí rất đúng) đều bị đối xử rất nghiệt ngã.
– Không khoan nhượng: Một bên chiến thắng thì bên kia phải bị tiêu diệt hoàn toàn về mặt ý thức hệ, vì nếu còn ý thức hệ, nó vẫn là mối đe dọa về tư tưởng.
Ví dụ tàn khốc:
– Nội chiến Nga (1917–1922): Bolshevik tiêu diệt triệt để phe Bạch vệ, xử tử Sa hoàng và cả gia đình (dù đã đầu hàng trước đó rất sớm).
– Nội chiến Trung Quốc (1927–1949): Mao Trạch Đông xử lý hàng loạt người của Quốc Dân đảng khi thắng lợi.
– Nội chiến Việt Nam (1955–1975): Phe thắng cuộc gọi phe thua là “ngụy”, trại cải tạo kéo dài hàng chục năm. Sự cảnh giác và phân biệt đối xử kéo dài rất lâu.

2. Nội chiến Mỹ khác biệt vì không phải là cuộc chiến ý thức hệ
– Mục tiêu của hai phe không đối lập tuyệt đối, mà chỉ vì lợi ích kinh tế: Miền Bắc: Muốn giữ nước Mỹ thống nhất và từng bước hạn chế chế độ nô lệ. Miền Nam: Muốn quyền tự quyết, giữ nguyên chế độ nô lệ vì lợi ích kinh tế.
Không phải cuộc chiến “một mất một còn” về tư tưởng, mà chỉ là bất đồng về mô hình nhà nước.
– Sau chiến tranh, miền Bắc không thôn tính miền Nam:
– Abraham Lincoln kêu gọi hòa giải, không trả thù.
– Các nghĩa trang chiến tranh chôn chung quân lính hai phe.
– Miền Nam vẫn giữ lại văn hóa, di sản của mình, không bị “tẩy sạch” như các cuộc nội chiến ý thức hệ.
Tại sao nội chiến do ý thức hệ rất khó hòa giải sau khi kết thúc?
– Vì phe thắng không chấp nhận phe thua còn tồn tại, dù là tồn tại về ý thức, tư duy. Nói cụ thể, phe quyết “xóa bỏ tư hữu” không chấp nhận quan điểm “tôn trọng quyền tư hữu”, mà coi đó là “phản động”.
– Một khi phe thắng đã khẳng định rằng phe thua là “phản động”, “phản cách mạng”, thì phe thua không còn quyền tham gia chính trị hay giữ bản sắc riêng.
Ví dụ: Ở Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, phe thắng đều tiến hành “cải tạo tư tưởng” và loại bỏ triệt để ảnh hưởng của phe thua.
Kết quả:
– Nội chiến Mỹ có thể hòa giải vì không phải là chiến tranh ý thức hệ.
– Nội chiến do ý thức hệ như ở Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên… khó hòa giải vì phe thắng phải tận diệt phe thua về mặt tư tưởng, để bảo vệ chủ nghĩa mà mình theo đuổi, tôn thờ. ĐCS Liên Xô thà sụp đổ chứ không từ bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin là do vậy.
– Còn nội chiến ở Triều Tiên? Hai bên thù hận nhau tới mức tạo ra hai nước riêng.