Các khoản đầu từ của Tesla vào Trung Quốc có khiến ông Elon Musk chịu áp lực từ ĐCSTQ khi tiếp quản Twitter?
Công ty truyền thông xã hội Twitter của Mỹ gần đây bất ngờ thay đổi khi người giàu nhất thế giới kiêm doanh nhân nổi tiếng, ông Elon Musk mua thành công Twitter với giá 44 tỷ USD. Ông Musk trước đó đã cam kết rằng, ông sẽ làm việc để giải quyết các vấn đề tự do ngôn luận mà ông cho rằng đang tồn tại trên nền tảng Twitter và ở Hoa Kỳ, bất kể việc tiếp quản có thành công hay không. Những tài khoản bị cấm nào sẽ được khôi phục là chủ đề được nhiều người dùng Twitter suy đoán nhất. Người phụ trách chuyên mục Hoa Kỳ, Benny Johnson đã hỏi trên Twitter, “Bạn muốn khôi phục tài khoản bị cấm nào nhất sau khi ông Musk nắm quyền kiểm soát Twitter?” Số lượng người dùng Twitter lớn nhất trả lời rằng họ muốn thấy cựu Tổng thống Trump trở lại nền tảng.
Việc mua lại này là một sự cứu trợ to lớn đối với những người bảo thủ Mỹ và những người cam kết khôi phục truyền thống rằng Twitter có tiềm năng trở thành một nền tảng truyền thông công bằng và khách quan, một pháo đài của tự do ngôn luận, và những gì ông Musk đã nói là một “Quảng trường thành phố” cho người dân Mỹ, một nền tảng nơi những người dân bình thường có thể tự do nói và trao đổi thông điệp một cách thoải mái. Nhưng việc mua lại và tư nhân hóa Twitter đã khiến các lực lượng cánh tả, cấp tiến và được gọi là “tiến bộ” cảm thấy khó chịu, và họ đã bật tất cả các phương tiện truyền thông của mình để tấn công việc tiếp quản của ông Musk khi lời đề nghị được đưa ra lần đầu tiên, các “cảnh báo” giật gân thường xuyên được đưa ra trong quá trình mua lại và họ thậm chí còn cố gắng yêu cầu các cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ là Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) chặn nó.
Lý do cánh tả yêu cầu Ủy ban Truyền thông Liên bang tham gia là gì? Viện nghiên cứu thị trường mở (OMI) đã tìm cách viện dẫn Đạo luật Điện báo năm 1869, tuyên bố rằng lời đề nghị này gây ra “mối đe dọa trực tiếp đối với nền dân chủ và tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ”, cho rằng Ủy ban Truyền thông Liên bang, Ủy ban Thương mại Liên bang và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ có thẩm quyền pháp lý để ngăn cản thương vụ này được hoàn thành. Điều này thực sự thái quá, đảo lộn trắng đen. Việc những người giàu có và quyền lực mua lại các công ty truyền thông ở Mỹ là chuyện đương nhiên. Các phương tiện truyền thông nổi tiếng của Mỹ, từ báo chí đến truyền hình, đã được mua đi bán lại nhiều lần trong thế kỷ qua. Chưa kể, trong những năm gần đây, Chủ tịch Amazon, ông Jeff Bezos đã mua lại Washington Post, doanh nhân gốc Trung Quốc ông Hoàng Hinh Tường (Patrick Soon-Shiong) mua lại Los Angeles Times, ông Sun Myung Moon Giáo chủ Hội Thánh Thống Nhất ở Hàn Quốc mua lại Washington Times, và ông Marc Benioff Giám đốc điều hành của Salesforce, đã mua lại tạp chí Time. Không ai nhìn thấy một phản ứng dữ dội nào như vậy từ cánh tả.
May mắn thay, các quan chức Ủy ban Truyền thông Liên bang luôn giữ thái độ tỉnh táo và Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang, ông Brendan Carr đã khẳng định dứt khoát trong một tuyên bố vào ngày 27/4, “Ủy ban Truyền thông Liên bang không có tư cách hoặc thẩm quyền để ngăn chặn đề nghị mua lại Twitter của ông Musk, và bất kỳ quan điểm nào cho rằng chúng tôi có thể làm như vậy là vô lý”. “Bằng văn bản này, Ủy ban Truyền thông Liên bang nói rõ rằng họ sẽ không còn quan tâm đến những lập luận phù phiếm như vậy nữa”. Ông Brendan Carr, vốn là một luật sư và sau đó trở thành cố vấn pháp lý của Ủy ban Truyền thông Liên bang, năm 2017, ông được Tổng thống Trump đề cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang và được Thượng viện Mỹ xác nhận vào tháng 8/2017.
Thực tế là các phương tiện truyền thông thiên vị và các lực lượng cánh tả ở Hoa Kỳ đã phớt lờ hội đồng quản trị và nhà điều hành ban đầu của Twitter khi cố ý ngăn chặn những tiếng nói bảo thủ, chặn tài khoản của Tổng thống Trump và ngang nhiên ủng hộ trong cuộc bầu cử năm 2020, những nỗ lực của ông Musk chỉ đơn giản là cố gắng khôi phục Twitter như một sân chơi cho quyền tự do ngôn luận, làm nổi bật sự chia rẽ ý thức hệ hiện nay trong xã hội Mỹ. Những lo lắng của phe cánh tả là hoàn toàn không cần thiết, nhưng khi Twitter đang đổi chủ, liệu ĐCSTQ có thể can thiệp và gây ảnh hưởng của mình thông qua khoản đầu tư của ông Musk vào Trung Quốc hay không? Khả năng này đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Đối thủ của ông Musk trong ngành hàng không vũ trụ, chủ tịch Amazon, ông Jeff Bezos, người giàu thứ hai thế giới, cũng đã công khai đặt câu hỏi về điều này.
Người sáng lập Amazon, ông Jeff Bezos, thường xuyên đối đầu với ông Musk và lần này cũng không ngoại lệ. Ông Bezos đặt câu hỏi rằng Tesla của ông Musk đang phụ thuộc vào Trung Quốc về thị trường và sản xuất, điều này có thể dẫn đến việc Twitter đối mặt với áp lực trong tương lai từ ĐCSTQ hay không? Ông Bezos trả lời câu hỏi của phóng viên New York Times trên Twitter, phóng viên nói rằng Tesla phụ thuộc vào thị trường khổng lồ của Trung Quốc và pin lithium, “Câu hỏi thú vị là, liệu chính phủ Trung Quốc có thể kiểm soát ‘quảng trường thành phố’ này bây giờ hay không?” Cuộc tranh luận giữa hai người giàu nhất thế giới cũng thu hút phản ứng đầu tiên từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
“Quảng trường thành phố” mà ông Bezos đề cập là một dòng tweet chế giễu việc ông Musk mua lại Twitter. Ông Musk coi tự do ngôn luận là nền tảng của nền dân chủ, trong khi Twitter là một ‘quảng trường thành phố’ kỹ thuật số, nơi các câu hỏi quan trọng đối với tương lai của nhân loại có thể được thảo luận. Liệu sự thay đổi của Twitter có tạo cơ hội cho ĐCSTQ? Liệu ‘quảng trường thành phố’ kỹ thuật số của ông Musk có bị ĐCSTQ thao túng? Liệu ĐCSTQ có được lợi từ những thay đổi trên Twitter và lợi dụng nó hay không quả thực là điều mà mọi người phải đối mặt. Mặc dù người phát ngôn của chính phủ ĐCSTQ đã tuyên bố rằng ĐCSTQ sẽ không tham gia hoặc can thiệp, tất nhiên thế giới sẽ không tin những lời của ĐCSTQ. Nhưng liệu ĐCSTQ có đủ mong muốn và khả năng để phát huy ảnh hưởng của mình? Đây là câu hỏi quan trọng nhất.
Ông Bezos cảm thấy Tesla “có thể rơi vào một tình huống phức tạp ở Trung Quốc”, nhưng nói thêm rằng ông Musk luôn cực kỳ giỏi trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp, “nhưng chúng ta sẽ thấy rằng ông Musk rất giỏi trong việc điều hướng sự phức tạp đó”. Quả thực, đó chính xác là những gì đã xảy ra, khoản đầu tư của ông Musk vào Thượng Hải, Trung Quốc, dường như đã lường trước được khả năng can thiệp từ chính phủ và chính trị này, và ông đã sử dụng thành công biện pháp tránh rủi ro chính trị về mặt thương mại, từ đó khiến chính quyền Trung Quốc hoàn toàn không thể lợi dụng nó.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ không gây ảnh hưởng trên nền tảng xã hội Twitter thông qua gã khổng lồ ô tô điện Tesla của Mỹ. Về điểm này, ĐCSTQ không phải là không làm gì với điều này, mà đúng hơn là nó không thể làm được.
Trong kinh doanh quốc tế, tránh rủi ro chính trị và rủi ro pháp lý là điều mà một doanh nhân giỏi phải cân nhắc và lập kế hoạch trước khi đầu tư ra nước ngoài. Bởi vì, khi các công ty đa quốc gia đầu tư vào một quốc gia có rủi ro cao, họ có thể mất hoàn toàn vốn đầu tư, công nghệ và thị trường, cũng có thể phải rút lui vội vàng và mất toàn bộ vốn đầu tư do thay đổi môi trường chính trị của nước sở tại. Một cách rất hiệu quả để tránh rủi ro là “vay tại chỗ”. Hàm ý của chiến lược này là nếu công ty có đủ tín dụng và uy tín, công ty đó có thể vay vốn nước sở tại mà nó đầu tư, và sử dụng vốn vay để xây dựng và vận hành doanh nghiệp, thay vì tự mang vốn từ nước mình. Bằng cách này, rủi ro chính trị mà công ty phải đối mặt có thể được giảm thiểu, bởi vì nếu chính quyền địa phương cuối cùng tịch thu công ty của bạn, thì ngân hàng địa phương, ngân hàng quốc gia và thậm chí là ngân hàng của chính phủ phải chịu rủi ro, và điều đó thường đủ để ngăn chặn bất kỳ hành vi sai trái nào của chính phủ.
Nhà máy Tesla của ông Musk ở Thượng Hải là một trong 4 nhà máy sản xuất ô tô điện khổng lồ mà Tesla hiện có trên khắp thế giới. Sự xuất sắc của ông Musk là ở chỗ, ông đã nắm bắt được sự háo hức của chế độ ĐCSTQ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư nước ngoài để thành lập nhà máy, cùng với sự xích mích giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương của ĐCSTQ, đồng thời tận dụng giá trị thương hiệu quốc tế và lợi thế công nghệ của Tesla, khiến ĐCSTQ phải nhượng bộ. Đất để xây dựng nhà máy Tesla ở Thượng Hải được chính quyền Thượng Hải đặc biệt phân bổ, cung cấp ưu đãi và miễn giảm thuế; vốn mà Tesla cần cũng là các khoản vay ưu đãi từ các ngân hàng Trung Quốc; ông Musk thậm chí không cần huy động vốn tự có để thành lập nhà máy ở Trung Quốc.
Liệu các lợi thế công nghệ của Tesla có bị ĐCSTQ đánh cắp? ĐCSTQ rõ ràng đang nhắm mục tiêu đến công nghệ tiên tiến của Tesla. Nhưng ông Musk dường như không quan tâm lắm đến việc mất công nghệ và bản thân ông thậm chí còn ủng hộ các bằng sáng chế mở, từ bỏ nhiều bằng sáng chế liên quan đến ô tô điện của công ty. Lý do khiến ông tự tin như vậy là vì ông tin rằng việc Tesla không ngừng nghiên cứu và phát triển, dẫn đầu về công nghệ và liên tục đổi mới sẽ khiến các đối thủ bị bỏ lại phía sau rất xa. Ông Musk cũng không ngại sử dụng các nhà cung cấp địa phương của Trung Quốc và cũng đang xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng của riêng mình để sản xuất ô tô điện bán trong nước tại Trung Quốc.
Với tất cả những điều này, liệu ĐCSTQ có còn đủ khả năng sử dụng Tesla Thượng Hải như một công cụ ép buộc để gây áp lực lên ông Musk hay không? Hoàn toàn không có cơ hội đó! Điều gì sẽ xảy ra nếu ĐCSTQ ép được ông Musk và buộc Tesla phải rút khỏi Trung Quốc? Điều này sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng đến thế giới và sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp chuỗi cung ứng còn lại rút khỏi Trung Quốc nhanh chóng hơn. Trên thực tế, ĐCSTQ cần ông Musk hơn ông Musk cần ĐCSTQ. Hơn nữa, ông Musk còn có trong tay dự án Starlink, đây là vũ khí có thể phá vỡ phong tỏa không gian mạng của ĐCSTQ! ĐCSTQ rất lo sợ về viễn cảnh Starlink hoạt động ở Trung Quốc, và chưa đưa ra biện pháp đối phó nào.
Những người chính trực cảm thấy nhẹ nhõm vì Twitter đã thay đổi, và mọi người sẽ yên tâm rằng ĐCSTQ không dám và không thể lợi dụng sự thay đổi của Twitter. “Tôi hy vọng ngay cả những người chỉ trích tôi tồi tệ nhất cũng sẽ ở lại Twitter bởi vì đó là quyền tự do ngôn luận”, ông Musk nói. Chúng ta sẽ phải chờ xem. Mọi người hy vọng rằng những người tốt và tử tế sẽ vẫn chân thành và đạo đức, nhưng mọi người cũng cần đề phòng thực tế rằng nhiều người sẽ bị cám dỗ dưới sự mê hoặc của ĐCSTQ. Bởi vì suy cho cùng con người vẫn là con người, không phải Thần, Phật. Chừng nào con người vẫn còn theo đuổi lợi ích, thì họ có thể bị thúc đẩy bởi những lợi ích lớn hơn, đây tất nhiên là số mệnh và giới hạn của con người.
Vì vậy, tất cả chúng ta hãy tiếp tục tweet và retweet, tiếp tục lan truyền sự thật và tiếp tục thúc giục ông Musk tiến về phía trước.
Theo The Epoch Times